6 Cách chống bão nhà mái tôn sử dụng nhiều nhất
Mục lục bài viết
- 1 6 Cách chống bão nhà mái tôn sử dụng nhiều nhất
- 2 Cách chống bão cho những công trình nằm trong vùng gió bão bằng việc vít chặt hệ thống mái vào khung nhà và tăng số lượng vít khi thi công mái
- 3 Cách chống bão cho nhà mái tôn bằng việc cố định các góc của mái nhà
- 4 Cách chống bão cho nhà mái tôn bằng việc sử dụng nẹp
- 5 Dùng ke chống bão để chống bão cho nhà mái tôn
- 6 Cách chống bão cho mái tôn bằng việc dùng bao cát, bao gạch
- 7 Phòng chống tốc mái tôn cho nhà mới xây
- 8 Tổng kết:
Tư vấn cách chống bão nhà mái tôn được nhiều gia đình quan tâm và chú trọng. Trong thời gian gần đây, sản phẩm mái tôn ngày càng chiếm lĩnh trên thị trường và cạnh tranh khắc nghiệt với mái ngói. Mặc dù, trọng lượng nhẹ hơn mái ngói là ưu điểm nhưng đồng thời nó cũng là nhược điểm lớn đó là khả năng bị tốc mái khi có gió bão rất lớn, đặc biệt là đối với những vùng chịu ảnh hưởng lớn bởi bão. Vậy cách chống tốc mái tôn như thế nào để mang lại hiệu quả, cùng Triệu Hổ tìm hiểu nhé!
Mái tôn với ưu điểm giá rẻ, dễ thi công và gọn nên được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên nỗi lo lắng mỗi mùa mưa, bão khiến người dân không thể “an cư lạc nghiệp”. Vì vậy, chống bão cho nhà mái tôn là cực kì cần thiết.
Cách chống bão cho những công trình nằm trong vùng gió bão bằng việc vít chặt hệ thống mái vào khung nhà và tăng số lượng vít khi thi công mái
Mái lợp thường là vật cản phẳng và rộng đối với gió và nó cũng nhận được toàn bộ sức mạnh. Nếu nếu không được cố định kiên cố mái lợp có thể bị cuốn theo gió to. Mái nhà hư hại dẫn đến mất an toàn đến tính mạng và tài sản của người dân.
Kiểm tra hệ thống đinh vít của mái và xà có chắc chắn không
Trong khi thi công mái tôn, bạn cần phải giám sát đội thợ xem có vít chặt tôn hay chưa. Cũng có thể sau thời gian sử dụng thì đinh vít đã bị lỏng, nên sau một quá trình sử dụng bạn phải kiểm tra lại, nhất là khi sắp đến mùa bão thì nên gia cố lại, đó là cách phòng và cách chống bão cho nhà mái tôn quan trọng.
Những nhà dân, công xưởng chưa cố định thì nên sử dụng hệ thống đinh vít để bảo đảm an toàn.
Khoảng cách giữa các ốc vít phụ thuộc vào sức mạnh và thiết kế của mái lợp. Nhìn chung khoảng cách giữa các đinh vít nên gần mép của tấm lợp.
Đối với những vùng thường xuyên chịu bão thì mái nhà cần được gắn với khung nhà bằng loại đinh vít chắc chắn. Sử dụng vít cường độ cao và tăng thêm số lượng vít tại các vị trí thanh xà gồ cuối (5 vít/m dài).
Đã có rất nhiều trường hợp nhiều gia đình chủ quan không cố định mái bằng đinh vít đúng cách. Dẫn đến thủng tấm lợp, thậm chí gió vào nhà gây ảnh hưởng tới cấu trúc nhà. Gây hư hại đồ đạc và ảnh hưởng tới tính mạng con người.
Cách chống bão cho nhà mái tôn bằng việc cố định các góc của mái nhà
Để chống bão cho nhà mái tôn, người ta sẽ bao phủ một tấm kim loại để bảo vệ ở tất cả các cạnh của mái lợp. Theo chiều dọc các góc nhà thì gió sẽ không làm tốc mái được. Ngoài việc phủ tấm kim loại, có thế sử dụng tấm phủ nóc nhà và tấm phủ góc đầu hồi nhà. Các xà gỗ có khoảng cách với nhau, phụ thuộc vào vật liệu mái. Riêng về kích thước lại phụ thuộc vào các vì kèo và vật liệu xà gồ.
Đặc biệt, Triệu Hổ khuyên bạn cách chống bão nhà mái tôn cũng nên sử dụng loại bu lông ốc vít bằng Inox SUS 304 giúp chống oxy hóa, mài mòn sản phẩm.
Cách chống bão cho nhà mái tôn bằng việc sử dụng nẹp
Sử dụng các thanh nẹp kiên cố sẽ giúp mái tôn chắc chắn hơn. Giải pháp này sử dụng và có tác dụng thế nào? Tham khảo thêm!
Cách chống bão cho nhà mái tôn bằng nẹp tre
Cách chống bão cho nhà mái tôn được khuyên sử dụng là dùng hệ thống nẹp tre. Nhưng nó lại có những ưu điểm và nhược điểm riêng trong việc sử dụng lớp chống bão.
Loại nẹp chống bão này được sử dụng rộng rãi, dễ thi công.Nhược điểm là đọng rác trên mái (lá cây, hoa rụng…) và không thoát nước mưa. Điều này đòi hỏi cần phải thường xuyên vệ sinh bề mặt mái.
Cách chống bão nhà mái tôn bằng nẹp gỗ
Việc sử dụng nẹp gỗ chống bão nhà mái tôn cũng là một giải pháp hiệu quả. Tiết kiệm được khoản chi phí cho việc chi mua sản phẩm.
Sử dụng nẹp gỗ để nẹp mái theo chiều ngang cách nhau 1,2-1,5 m cho fibrôximăng và 1,5-2 m cho mái tôn. Bạn có thể cố định các thanh nẹp bằng cách bắt vít cường độ cao. Hoặc xâu bằng dây thép 02 (Ø 2 mm) vào xà gồ để tăng hiệu quả.
Dùng ke chống bão để chống bão cho nhà mái tôn
Ke chống bão cũng là một phương án hữu hiệu cho việc chống bão cho nhà mái tôn. Bởi lẽ ke giúp tăng tiết diện liên kết giữa mái và xà gồ. Đây chính là sản phẩm có tính chịu lực nén và chịu lực xốc của bão cao. Thời gian sử dụng của ke lâu dài (xấp xỉ các loại tôn hiện nay) chống rỉ tốt. Loại ke này có nhiều loại phụ thuộc vào sóng tôn của nó để lắp đặt sao phù hợp nhất.
Hướng dẫn chống bão cho nhà mái tôn bằng ke chống bão:
Ke được bắn lên mái tôn, bao trùm lên cả bộ sóng dương và một phần sóng âm của 2 tấm tôn. Cố định thành một khối gồm ke chống bão, tôn lợp và xà gồ. Nhờ vậy ke chống bão làm tăng độ khít giữa điểm giao phối của 2 tấm tôn. Hạn chế gió luồng vào, giữ chắc mái tôn với xà gồ không bị bay, không bị xé khi có gió bão. Kể cả gió bão giật cấp 17.
Chống bão bằng ke được sử dụng như là một vật liệu quan trọng được ưa chuộng. Nhưng được ít người biết đến. Đa số người dân thường dùng những biện pháp thủ công khác như bao cát, bao gạch đặt lên mái nhà.
Tuy nhiên, Triệu Hổ luôn cho rằng việc sử dụng các loại ke chống bão cũng sẽ an toàn hơn nhiều so với các loại khác.
Cách chống bão cho mái tôn bằng việc dùng bao cát, bao gạch
Hiện nay, đa số người dân thường sử dụng biện pháp này cho việc chống bão mái nhà. Những bao cát này thường sẽ có trọng lượng từ 15 – 20kg đặt lên đầu hoặc phần mép các tấm lợp. Đặt cách nhau 1 – 1,5m tại các vị trí gần xà gồ (đòn tay) hoặc vì kèo.
Việc sử dụng cách này không quá tốn nhiều chi phí so với những cách trên. Nhưng tính hiểu quả, chắc chắn không so bằng với biện pháp khác.Đối với mái nhà có độ dốc lớn thì cần kết những bao cát với nhau bằng dây vắt qua đỉnh mái để tránh trôi trượt.
Phòng chống tốc mái tôn cho nhà mới xây
Câu nói “Phòng còn hơn tránh”, chính là thứ nên lo từ lúc mới xây chứ không phải đợi đến khi sau một thời gian.
Một số quy định riêng về phòng chống tốc mái
- Về kiến trúc: Chiều dài nhà không lớn quá 3 lần chiều rộng. Không thiết kế kiểu nhà chữ U hay chữ T để tránh trở thành túi hứng gió (đối với dân gần biển).
- Về kết cấu: Tránh thói quen xây nhà không móng thường gặp ở các vùng nông thôn. Thay vào đó phải có giằng móng bằng bê tông cốt thép. Đối với mái hiên, nên làm mái hiên ngắn và có trần mái để hạn chế bị gió thốc và tốc mái. Bên cạnh đó thực hiện thi công nẹp chống bão mái tôn và chú ý các ốc vít trên mái có chắc chắn hay không.
Với những thiết kế mẫu mã cho căn nhà thì sự đa dạng và đặc sắc của mái tôn đang được chú ý tới. Nó đảm bảo tính thẩm mĩ cao, làm tôn lên sự sang trọng, tinh tế cho căn nhà. Tuy nhiên, mái tôn lại tồn tại nhược điểm lớn là dễ bị tốc khi có gió bão lớn, gây thiệt hại cả về vật chất và đe dọa tính mạng con người. Vì vậy cách chống bão mái tôn rất cần thiết và được nhiều người quan tâm.
Bạn có thể sử dụng các loại tôn chất lượng cao như tôn PU, EPS,..v.v được thi công cẩn thận bằng vít để đảm bảo không bị tốc mái khi bão đến.
Tổng kết:
Hy vọng bài viết chống bão nhà mái tôn trên đây của Triệu Hổ sẽ giúp phần nào quý khách hàng có những cách chống bão an toàn cho căn nhà của mình. Tham khảo bảng giá các sản phẩm cũng như những thắc mắc thêm ở địa chỉ bên dưới nhé!