Cách khắc phục hiện tượng tốc mái tôn cách nhiệt mùa mưa bão
Mục lục bài viết
Tốc mái tôn cách nhiệt là hiện tượng thường xuyên xuất hiện ở mùa mưa bão ở nước ta. Vậy nên bạn có thể khắc phục bằng cách đặt bao cát trên mái, gia cố các cạch góc của mái nhà và hiệu quả nhất là dùng cùm chống bão…
Mỗi mùa mưa bão đến, cảnh tượng mái nhà lợp tôn bị gió tốc cuốn bay đi không còn xa lạ ở nhiều địa phương ở nước ta. Việc mái bị tốc như thế này gây nguy hiểm nghiêm trọng tới tính mạng và của cải của gia chủ và những gia đình xung quanh. Chính vì thế, ngay từ khi lợp mái, hoặc khi chuẩn bị mùa mưa bão. Gia đình bạn nên có những biện pháp phòng tránh cho mái tôn để không bị tổn hại nặng nề do mưa bão gây ra.
Bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn các cách khắc phục hiệu quả hiện tượng tốc mái tôn cách nhiệt nhé. Mời bạn tham khảo!
Đặc điểm của tôn cách nhiệt
Tôn cách nhiệt là sản phẩm còn được gọi là tấm lợp cách nhiệt. Hoặc tôn chống nóng, tôn xốp cách nhiệt, tôn cách nhiệt 3 lớp, tôn cách nhiệt chống nóng… Đây là loại vật liệu lợp mái có 3 lớp gồm tôn, xốp cách nhiệt, tôn hoặc giấy bạc. Với đặc điểm nổi bật như:
– Cách nhiệt chống nóng và chống ồn rất tốt
– Giảm thiểu rủi ro lan tỏa đám cháy sản phẩm nhằm tăng cường chống cháy.
– Vì sản phẩm có độ cứng và dày sẽ làm độ cứng chắc cho công trình
– Vì cứng và không bị cong vênh nên sử dụng tiết kiệm xà gồ
– Độ bền cao, nhiều màu sắc đẹp làm tăng độ thẩm mỹ cho công trình.
– Sản phẩm dễ dàng lắp đặt, dễ dàng di chuyển, thi công nhanh.
Cách khắc phục hiện tượng tốc mái tôn cách nhiệt mùa mưa bão
Để mái nhà lợp tôn cách nhiệt không bị tốc mái mỗi khi mùa mưa bão tới và có độ bền chắc hơn. Bạn có thể thực hiện các cách dưới đây nhé:
Tăng trọng lượng của mái tôn cách nhiệt bằng bao cát
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng bao cát có trọng lượng nặng đè lên mái tôn 3 lớp. Diện tích mái tôn càng lớn thì số lượng và trọng lượng của bao cát cần tăng thêm.
Đây cũng là cách khắc phục hiệu quả cho mái tôn cách nhiệt không bị tốc mái mùa mưa bão. Hiện đây là cách đang được nhiều bà con áp dụng. Vừa tiết kiệm chi phí, độ bền và chi phí đầu tư. Tuy nhiên không thẩm mỹ.
Dùng cùm chống bão
Cách tiếp theo là dùng cùm chống bão (ke chống bão) tại vị trí bắn đinh vít. Có như vậy mới có thể tăng tiết diện liên kết giữa mái và xà gồ.
Ưu điểm của phụ kiện tôn cách nhiệt này là có độ bền cao, chịu được sức gió bão giật cấp 10-12…Khi bắn lên mái tôn, diện tích cùm được trùm lên toàn bộ sóng dương và một phần sóng âm. Và chúng được giữ chặt thành một khối thống nhất. Nhờ thế làm tăng độ khít giữa điểm giao của hai tấm tôn.
Nó giúp gió không luồn vào được, giữ chắc mái tôn và xà gồ không bị bay. Đây là cách vừa hiện quả vừa thẩm mỹ cho mái công trình. Tham khảo thêm cùm chống bão tại: Cùm chống bão dùng cho mái tôn
Gia cố các cạch góc của mái nhà
Khi thi công lắp đặt mái tôn chống nóng, lúc đầu bạn cần phải chú ý ngay đến khoảng cách giữa các ốc vít. Vì nó sẽ quyết định sức mạnh của mái tôn khi chống chịu bão. Cụ thể là bạn nên bắn đinh vít ở vị trí gần mép của tấm tôn. Và các cạnh tấm tôn 3 lớp nên dùng diềm mái tôn (úp sườn tôn) để bảo vệ mái và hạn chế việc gió làm tốc mái.
Tổng kết
Như vậy, với các cách khắc phục hiện tượng tốc mái tôn cách nhiệt mùa mưa bão trong bài viết này. Hy vọng bạn sẽ lựa chọn cách hiệu quả và phù hợp với công trình của bạn nhất nhé. Nếu bạn cần tư vấn hoặc muốn báo giá tôn cách nhiệt và phụ kiện. Hay muốn mua tôn cách nhiệt tại Hà Nội, tôn cách nhiệt tại Đà Nẵng, tôn cách nhiệt tại Hồ Chí Minh…Liên hệ ngay với chúng tôi nhé!